top of page

Người bị bệnh tim mạch có nên tiêm vắc xin COVID-19 không?


Người bị bệnh tim mạch có nguy cơ mắc COVID-19 nặng hoặc nguy kịch, nên cần tiêm phòng sớm hơn so với dân số chung.


Người bị bệnh tim mạch bao gồm những người bị rung nhĩ, đau thắt ngực, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, ghép tim, thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi), bệnh mạch máu ngoại vi (xơ cứng động mạch), đột quỵ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua.


Các thử nghiệm vắc xin COVID-19 trên người mắc bệnh tim mạch không cho thấy bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Tác dụng phụ phổ biến nhất là đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc ớn lạnh. Cánh tay có thể cứng và đau trong vài ngày. Mệt mỏi và ớn lạnh là thứ phát sau tác động của hệ thống miễn dịch nhận biết các protein của virus là ngoại lai. Các dấu hiệu này sẽ mấy đi sau 1-2 ngày.


Tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc xin trên người mắc bệnh tim mạch là cực kỳ hiếm (1/2 triệu người). Lợi ích của việc chủng ngừa lớn hơn nhiều so với nguy cơ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng.


Hiện chưa phát hiện các tương tác giữa vắc-xin và thuốc chữa bệnh tim. Không được bỏ các thuốc điều trị tim trước hoặc sau khi tiêm vắc-xin.


Nhiều bệnh nhân bị bệnh tim dùng thuốc chống đông máu như Warfarin (hay còn gọi là thuốc đối kháng vitamin K) hoặc thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp (DOACS). Một số bệnh nhân cũng dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như Aspirin, Clopidogrel, Ticagrelor hoặc Prasugrel. Những bệnh nhân như vậy có nhiều nguy cơ bị chảy máu kể cả khi kim đâm vào cơ cánh tay khi tiêm chủng COVID-19. Có thể dự đoán rằng nguy cơ bầm tím hoặc sưng tấy xung quanh vết tiêm sẽ tăng nhẹ ở những bệnh nhân này. Nên sử dụng một cây kim nhỏ (cỡ 23 hoặc 25) để tiêm chủng, sau đó ấn mạnh vào vết thương mà không cọ xát trong ít nhất hai phút.


Nguồn: https://www.escardio.org/Education/COVID-19-and-Cardiology/covid-19-and-vaccinations

468 views

Recent Posts

See All
bottom of page