top of page

Người suy giảm miễn dịch và vắc xin COVID-19

Updated: Jun 25, 2021



Họ là ai?

Người bị suy giảm miễn dịch bao gồm: người đang điều trị các thuốc làm suy giảm miễn dịch (trong điều trị ung thư, ghép tạng, bệnh tự miễn,…), người bị một số bệnh ung thư máu đặc biệt dòng tế bào B, bệnh tự miễn như Lupus, bệnh thận mãn tính, HIV/AIDS…


Họ có thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19 không?

Có. Do cơ thể mất hoặc giảm khả năng chống lại vi rút, nên người mắc suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao bị nhiễm vi rút, diễn tiến bệnh nặng và tử vong. Người suy giảm miễn dịch bị nhiễm COVID-19 còn dễ bị bệnh trong thời gian dài, vi rút liên tục nhân lên, kéo dài thời gian lây lan cho người khác và dễ dẫn tới tạo biến chủng. Vì vậy, đây là nhóm cần được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19.


Nguồn tài liệu: Đọc thêm ở đây.

Tính an toàn của vắc xin COVID-19 với nhóm này?

Các thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 không thực hiện trên nhóm người mắc suy giảm miễn dịch, tuy nhiên trên thế giới đã có nhiều người mắc suy giảm miễn dịch tiêm vắc xin COVID-19. Do các vắc xin COVID-19 hiện nay không sử dụng vi rút sống giảm độc lực, nên không có nguy cơ đưa vi rút vào cơ thể. Điều quan trọng là sau khi tiêm, họ chịu đựng được các phản ứng phụ có thể có, như sốt, đau người, ớn lạnh, sưng, đau tại chỗ tiêm. Nếu xuất hiện, các phản ứng phụ cũng thường hết sau một vài ngày.

Hiệu lực của vắc xin đối với nhóm này?

Hiện chưa rõ hiệu lực của vắc xin COVID-19 trên người suy giảm miễn dịch, tuy nhiên hiệu lực có thể kém hơn.

Người mắc suy giảm miễn dịch, dù đã tiêm vắc xin, vẫn cần tuyệt đối áp dụng đeo khẩu trang và đảm bảo các biện pháp phòng dịch khác. Người chăm sóc họ cũng cần được ưu tiên tiêm vắc xin để hạn chế khả năng bị lây bệnh. Vắc xin COVID-19 nên được tiêm trước khi điều trị các thuốc làm suy giảm miễn dịch ít nhất 2 tuần. Nếu đang điều trị cũng vẫn có thể tiêm mà không cần trì hoãn. Đọc thêm tại đây.


Các loại vắc-xin đã được phê duyệt không có tương tác với thuốc ARV nên những người có HIV đang điều trị bằng thuốc ARV không cần lo ngại tương tác thuốc. Đọc thêm tại đây.


Trích nguồn: BS Trần Nam Trung

Ảnh minh họa: Nguồn internet

240 views

Recent Posts

See All
bottom of page