top of page

Phát hiện và xử trí đông máu do tiêm vắc xin

Updated: Jun 24, 2021


Đông máu do tiêm vắc xin có thường gặp không?

Trước hết, cần khẳng định rằng, biến chứng này rất hiếm gặp. Đây là hiện tượng máu đông kèm theo giảm tiểu cầu.

Theo thống kê, có khoảng 6 ca/1 triệu liều AstraZeneca gặp biến chứng đông máu; xảy ra nhiều hơn ở người dưới 60 tuổi. Hiện tượng này cũng xảy ra với vắc xin Johnson&Johnson.


Ai có nguy cơ gặp biến chứng này cao hơn?

Người trẻ tuổi và nữ giới có tỷ lệ gặp biến chứng đông máu sau tiêm vắc xin cao hơn. Tuy nhiên vẫn có nam giới và người cao tuổi gặp biến chứng này. Vẫn chưa rõ liệu nữ giới có nguy cơ mắc biến chứng này cao hơn nam giới hay không. Ở một số quốc gia, do nữ giới chiếm tỉ lệ lớn trong nhóm nhân viên y tế tuyến đầu và được ưu tiên tiêm chủng, nên tỉ lệ nữ được tiêm vắc xin COVID-19 cũng cao hơn nam giới.


Liệu nguy cơ bị đông máu có tăng lên nếu trước kia tôi mắc một bệnh nào đó khác không?

Dựa trên thông tin hiện tại, chúng tôi không biết liệu có bất kỳ tình trạng bệnh tật nào từ trước có thể góp phần gây ra biến chứng đông máu, hoặc làm cho tình trạng đông máu trở nên tồi tệ hơn nếu có xảy ra.

Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, một số tình trạng hiếm gặp có thể làm tăng nguy cơ đông máu:

  • Huyết khối xoang tĩnh mạch não (một loại cục máu đông trong não)

  • Giảm tiểu cầu do heparin (phản ứng với thuốc gọi là heparin)

  • Huyết khối giãn tĩnh mạch vô căn (cục máu đông trong tĩnh mạch bụng)

  • Hội chứng kháng phospholipid có huyết khối

Vì vậy những người có tiền sử bệnh trên nên sử dụng các loại vắc xin COVID-19 của hãng khác (ví dụ: Pfizer).

Triệu chứng của biến chứng đông máu sau tiêm gồm những gì?

Biến chứng thường xảy ra trong khoảng 4 đến 26 ngày, hầu hết là sau khi tiêm mũi 1, phổ biến là:

  • Đau đầu nghiêm trọng, dai dẳng, VÀ

o Xuất hiện ít nhất 4 ngày sau tiêm o Không đỡ khi uống thuốc giảm đau thông thường o Cảm giác đau tăng hơn khi nằm, hoặc kèm theo buồn nôn hoặc nôn

  • Nhìn mờ, nói khó, lơ mơ, co giật

  • Khó thở, đau ngực

  • Sưng phù chân

  • Đau bụng dai dẳng

  • Xuất huyết li ti dưới da cách xa vị trí tiêm, kèm theo các triệu chứng trên

Nếu có 1 trong các triệu chứng trên, bạn cần phải tới cơ sở y tế để được thăm khám ngay. Khi đi khám, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu và thực hiện chẩn đoán hình ảnh.

Đừng lo lắng quá, phát hiện SỚM và điều trị ĐÚNG là bạn sẽ ổn.

Không cần và không nên uống Aspirin để dự phòng biến chứng này.


Để tìm hiểu thêm về phản ứng này, xem thêm tại đây


(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

760 views

Recent Posts

See All
bottom of page