top of page

Phát hiện và xử trí phản vệ do tiêm vắc xin

Updated: Jul 2, 2021


(Bài viết dành cho người dân. Cán bộ y tế xin xem hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Y tế.)

Tại Anh, tỷ lệ phản vệ với vắc xin AstraZeneca và Pfizer lần lượt là 17.5 và 14 trên 1 triệu mũi tiêm. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là 32 trên 1.4 triệu (trong đó có 3 người tử vong), tính đến giữa tháng 6/2021 (Nguồn: gov.uk)



Phản vệ là gì?

Là phản ứng dị ứng rất nhanh. Tùy theo cơ địa mỗi người, bất cứ thuốc hoặc yếu tố lạ (như thức ăn, phấn hoa, mỹ phẩm, côn trùng,…) nào cũng có nguy cơ gây phản vệ. Phản vệ xảy ra đột ngột, có thể đe dọa tính mạng nhưng có thể phục hồi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và xử trí đúng.


Với vắc xin, phản vệ thường xuất hiện trong 30 phút đầu sau tiêm, cũng có thể muộn hơn dù hiếm gặp.


Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau:

  • Mày đay, phù mạch nhanh.

  • Khó thở, tức ngực, thở rít.

  • Đau bụng hoặc nôn.

  • Tụt huyết áp hoặc ngất.

  • Rối loạn ý thức.

Các tình huống có thể xảy ra

Tình huống 1. Các triệu chứng xuất hiện trong vài giây đến vài giờ ở da, niêm mạc (mày đay, phù mạch, ngứa...) và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau:

  • Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít).

  • Tụt huyết áp (HA) hay các hậu quả của tụt HA (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ...).

Tình huống 2: Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ:

  • Biểu hiện ở da, niêm mạc: mày đay, phù mạch, ngứa.

  • Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít).

  • Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ...).

  • Các triệu chứng tiêu hóa (nôn, đau quặn bụng...)

Tài liệu tham khảo: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-51-2017-TT-BYT-huong-dan-phong-chan-doan-va-xu-tri-phan-ve-320095.aspx

Cách xử trí phản vệ

Nếu bạn gặp các triệu chứng về phản vệ như ở trên, bạn cần nhanh chóng:

  1. Bước 1: Gọi ngay 115 và số hotline của phòng tiêm chủng. Phản vệ là một phản ứng có thể đe dọa tính mạng có thể xảy ra trong vài giây hoặc vài phút. Không chờ xem triệu chứng có giảm đi không.

  2. Bước 2: Đặt người nghi sốc phản vệ nằm xuống mặt phẳng, giúp họ bình tĩnh và thở đều, kê cao chân.

  3. Bước 3: Trong lúc chờ 115, cấp cứu ngừng tuần hoàn nếu người nghi sốc phản vệ bị ngừng thở hoặc thở ngáp, ngừng tim.

  • Ép ngực nhanh, mạnh: Một bàn tay đặt lên chính giữa 1/2 dưới của xương ức bệnh nhân, bàn tay kia đặt lên trên bàn tay trước, các ngón tay xen kẽ và cùng chiều nhau, dùng lực của hai tay, vai và thân mình ép vuông góc xuống lồng ngực của bệnh nhân sao cho xương ức lún xuống tối thiểu 5 cm, sau đó nhấc tay lên mà tiếp tục nhịp ép thứ hai, tần số ít nhất là 100 lần/phút.

  • Bạn có thể xem thêm hướng dẫn cách làm trong video dưới đây



Nguồn video: AHA

(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)


Các tác dụng phụ khác: xem tại ĐÂY.


Nguồn: BS Phúc Phan, BS Bùi Nghĩa Thịnh

1,620 views

Recent Posts

See All
bottom of page